Phenikaa đặt mục tiêu đào tạo 8.000 kỹ sư thiết kế vi mạch chất lượng cao

Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn đặt mục tiêu đến 2030 đào tạo hơn 8.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 12.000 kỹ sư, công nhân bậc cao có chứng chỉ quốc tế.

Hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn công nghệ – công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Phenikaa đã tham gia lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam bằng việc đầu tư mang tầm chiến lược như thành lập Trung tâm đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn hướng tới đào tạo nhân lực chất lượng cao (upskill); ra mắt công ty spin-off hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch. Trường Đại học Phenikaa đồng thời đưa chuyên ngành thiết kế vi mạch vào chương trình đào tạo đại học chính quy từ năm 2024-2025.

Tập đoàn Phenikaa thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn với hai định hướng bổ trợ nhau và cùng phát triển. Phát triển về chiều rộng, trường mở chuyên ngành đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn hệ chính quy từ năm 2024-2025, qua đó giúp gia tăng nhanh về số lượng kỹ sư thiết kế vi mạch. Phát triển về chiều sâu, Trung tâm Phenikaa Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn sẽ cung cấp cho các học viên môi trường đào tạo chuyên sâu và đào tạo nâng cao kỹ năng (upskill), cung cấp cơ hội thực hành và kinh nghiệm thực tế, để có thể làm việc hiệu quả tại các công ty bán dẫn trong nước và quốc tế trong hoặc ngay khi hoàn thành khóa đào tạo.

Sở hữu trang thiết bị hiện đại, trung tâm thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo về thiết kế vi mạch bán dẫn, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực và thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

Mức lương trung bình hàng năm của các kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn một số nước châu Á. Nguồn: salaryexpert (năm bao nhiêu)

Mức lương trung bình hàng năm của các kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn một số nước châu Á. Nguồn: salaryexpert

Với đội ngũ nhân sự là các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu ở Việt Nam và quốc tế, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo hơn 8.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và ít nhất 12.000 kỹ sư, công nhân bậc cao có chứng chỉ quốc tế làm việc trong các nhà máy ATP ở các lĩnh vực: thiết kế chip số, chip tương tự, sản xuất chip, đóng gói và kiểm thử.

Học viên có cơ hội được thực hành trên các hệ thống ảo hóa tiên tiến của thế giới (HAPS, ZeBu 4, ZeBu 5) mà thường chỉ các công ty chip lớn trên thế giới mới sẵn sàng đầu tư. Đây là những công nghệ tạo nên sự khác biệt trong quá trình thiết kế chip, giúp đẩy nhanh tốc độ thiết kế và verify các dòng chip có độ phức tạp cao.

Đặc biệt, Phenikaa đầu tư thu hút đội ngũ giảng viên thực chiến là các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu Việt Nam và thế giới và mạng lưới kết nối chặt chẽ với với các đối tác, công ty lớn trong và ngoài nước. Khóa học đa dạng với thời gian từ ba đến 12 tháng. Chương trình học được cấp chứng nhận bởi các tập đoàn công nghệ chip tiên tiến trên thế giới như Synopsys và có cơ hội làm việc ngay nếu đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trung tâm.

Ông Robert Li – Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực Đài Loan và Đông Nam Á – Synopsys đánh giá, Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn hiện là trung tâm có cơ sở vật chất lớn, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, với các hệ thống ảo hóa chip ZeBu 4, ZeBu 5, HAPS, server kèm theo và các phần mềm thiết kế chip tiên tiến.

Ông Lê Anh Sơn – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phenikaa cho biết, trong công nghệ, phần mềm và phần cứng luôn gắn liền nhau trong mọi thiết bị để tạo ra một giải pháp hoàn chỉnh. Vì vậy, việc có thêm phần thiết kế vi mạch giúp hoàn thiện hệ sinh thái Phenikaa vững mạnh hơn. Thêm vào đó, ngoài việc liên quan đến thiết kế như mô phỏng (simulation), giả lập (emulation), Phenikaa còn liên kết với các công ty hàng đầu thế giới về vi mạch để thực hiện việc sản xuất thử (tape-out). Chương trình đào tạo sẽ được các công ty vi mạch cũng như các trường đại học đào tạo về vi mạch hàng đầu thế giới hỗ trợ đồng hành để những học viên có đủ năng lực và có thể được tuyển dụng đi làm trong hoặc sau khi hoàn thành khóa đào tạo.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành bằng việc đưa chuyên ngành thiết kế vi mạch vào chương trình đào tạo chính quy của Trường ĐH Phenikaa từ năm 2024-2025 và thành lập Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn, Tập đoàn Phenikaa còn thành lập công ty spin-off hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, tập trung vào thiết kế và sản xuất các dòng chip thông minh, tiên tiến, hiệu quả cao, ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Bước tiến này khẳng định Phenikaa không chỉ dừng lại ở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao – đáp ứng nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp, mà còn khẳng định năng lực của Tập đoàn trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm thực sự và có thể áp dụng vào đời sống”, ông Sơn chia sẻ thêm.

Trường Đại học Phenikaa Yên Nghĩa - địa điểm tổ chức hội thảo quốc tế về Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trường Đại học Phenikaa Yên Nghĩa – địa điểm tổ chức hội thảo quốc tế về “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Để mở ra cơ hội tiếp cận và kết nối mạng lưới mang tầm quốc tế, Tập đoàn Phenikaa sẽ tổ chức hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” ngày 4/5, tại Trường Đại học Phenikaa (Yên Nghĩa – Hà Đông, Hà Nội). Sự kiện dự kiến có sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan nhà nước, bộ ban ngành, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, đại diện các viện – trường cùng với các chuyên gia của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực bán dẫn.

Tại hội thảo, các đại biểu và chuyên gia sẽ chia sẻ thông tin, cùng thảo luận bức tranh nguồn nhân lực bán dẫn trên thế giới, nhu cầu nhân lực bán dẫn trên toàn cầu, cũng như nhu cầu nhân lực để góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tọa đàm giải đáp sẽ được tổ chức để khách tham dự có thể trao đổi trực tiếp với các diễn giả, từ đó chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc, hướng đến sự phát triển nguồn nhân lực bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và thế giới.

Sự kiện còn đánh dấu sự hợp tác giữa Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn và các tập đoàn, doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thống nhất kế hoạch hành động, đầu tư với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và quốc tế. Sự kiện đồng thời thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp bán dẫn trong chuỗi giá trị chip bán dẫn toàn cầu.

Vi mạch bán dẫn được xem là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)… Việt Nam có triển vọng lớn để trở thành một trung tâm bán dẫn mới của thế giới khi: có nguồn nhân lực phù hợp với đội ngũ nhân sự trẻ có năng lực về khoa học và toán học; các công ty công nghệ trong nước ngày càng lớn mạnh, các tập đoàn lớn quốc tế dịch chuyển sản xuất về Việt Nam, dần đào tạo nguồn nhân lực ở những khâu giá trị cao và nắm bắt công nghệ mới; Chính phủ có quyết sách phát triển ngành.

Chip là tài nguyên mới đảm báo cho công nghiệp điện tử và nền kinh tế số phát triển như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xe điện thông minh, nhà máy thông minh, Internet vạn vật...

Chip là “tài nguyên mới” đảm báo cho công nghiệp điện tử và nền kinh tế số phát triển như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xe điện thông minh, nhà máy thông minh, Internet vạn vật…

Sau hơn 20 năm phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch, Việt Nam hiện có khoảng 5.000 kỹ sư thiết kế chip, trong khi đó ngành công nghiệp bán dẫn cần 10.000 kỹ sư mỗi năm và thực tế hiện nay chỉ đáp ứng chưa tới 20%. Để phát triển đội ngũ nhân lực ngành bán dẫn đạt mục tiêu 50.000 kỹ sư đến năm 2030 cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là Chính phủ, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân lớn và các Viện nghiên cứu, trường đại học để triển xây dựng, triển khai dự án.