“Gỡ khó” trong đào tạo ngành vi mạch bán dẫn

Vi mạch bán dẫn là trái tim của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để ”gỡ khó” trong đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đối với ngành vi mạch bán dẫn chính là chìa khóa giúp Việt Nam nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các cường quốc công nghệ.

Vi mạch Việt Nam: Con đường đầy chông gai

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần khoảng 10.000 – 15.000 kỹ sư vi mạch mỗi năm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Sự chênh lệch giữa cung và cầu này đang tạo ra một áp lực lớn lên các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.

Việt Nam được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Tại Việt Nam hiện có hơn 300 trường đại học và cao đẳng, trong đó khoảng 35 trường có chương trình đào tạo hoặc chuyển đổi từ những nhóm ngành nghề liên quan đến bán dẫn và vi mạch. Dù vậy, số lượng giảng viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực này rất khan hiếm, chủ yếu được huy động từ các chuyên ngành STEM khác như Công nghệ thông tin, Điện- Điện tử, Kỹ thuật ô tô,…. cùng tham gia đào tạo; việc thực hành thực nghiệm chuyên sâu, các công nghệ chế tạo chưa có sẵn.

Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa kiến thức lý thuyết tại trường và yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp cũng là một rào cản lớn. Chi phí để đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo công nghệ là thách thức hàng đầu đối với các cơ sở đào tạo vi mạch bán dẫn. Việt Nam có rất ít công ty sản xuất trong ngành bán dẫn, vi mạch và cũng không có nhà máy sản xuất chip với công nghệ cao nên sinh viên ngành này gần như không có cơ hội được thực hành với chip thật.

Mặc dù nhiều trường đại học đã có các chương trình hợp tác với doanh nghiệp, nhưng đa số chỉ dừng lại ở mức ký kết thỏa thuận, còn việc triển khai các hoạt động cụ thể như thực tập, nghiên cứu chung, hoặc tổ chức các sự kiện kết nối còn hạn chế. Các chương trình thực tập, hội thảo giới thiệu việc làm chưa được tổ chức thường xuyên, khiến sinh viên thiếu thông tin về các cơ hội nghề nghiệp.

Để phát triển ngành vi mạch bán dẫn, Việt Nam cần có một chiến lược đào tạo nhân lực dài hạn và hiệu quả.

Trung tâm Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn Phenikaa (PSTC)- Giải pháp toàn diện trong đào tạo ngành vi mạch bán dẫn

Trước thách thức này, Trung tâm Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn Phenikaa- PSTC ra đời, mang đến giải pháp toàn diện, cung cấp môi trường học tập hiện đại, chương trình đào tạo chuyên sâu và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giúp Việt Nam nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các cường quốc công nghệ.

Khác biệt với các chương trình đào tạo truyền thống, PSTC xây dựng mô hình đào tạo “học đi đôi với hành”, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Trong đó, với những module thực tế như Analog IC, Digital IC, Synthesis, DFT, Physical Design, Verification, Firmware, học viên được thực hành 2/3 thời lượng khóa học với những bài Labs được phát triển gần với thực tế nhất trong doanh nghiệp. Đặc biệt, các học viên sẽ được có cơ hội tiếp cận với các công nghệ thiết kế Chip tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay như công nghệ ảo hóa Chip trên Zebu5 và Zebu4, giúp tăng tốc quá trình phát triển các dòng chip phức tạp (hàng tỉ bóng bán dẫn) lên đến hàng nghìn lần.

Tham gia giảng dạy tại PSTC ngoài các giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, là chuyên gia có kinh nghiệm thực chiến lâu năm tại các Tập đoàn lớn về vi mạch bán dẫn như Synopsys – Thương hiệu dẫn đầu toàn cầu về công cụ thiết kế Chip (EDA) và IP bán dẫn. Các chuyên gia hàng đầu của Synopsys tham gia giảng dạy ở các lĩnh vực như: DFT, STA, Zebu, HAPS… với các chương trình, học liệu được chuyển giao từ Synopsys. Điều này làm tăng thêm tính thực tiễn và đảm bảo PSTC luôn cập nhật những thay đổi của doanh nghiệp bên ngoài, nơi mà các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội lớn để được tuyển dụng.

Với mục tiêu cụ thể tới năm 2030, đào tạo ra tối thiểu 8.000 kĩ sư thiết kế chip và 12.000 kĩ sư/ kĩ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế trong các nhà máy lắp ráp, đóng gói, kiểm thử, PSTC chuyên sâu cung cấp các dịch vụ: Đào tạo theo nhu cầu xã hội dựa trên mô hình đào tạo trên công việc (training on jobs); Thiết kế sản phẩm chip theo nhu cầu thị trường, nhằm vào các ngách sản phẩm AI thiết yếu; Cung cấp các dịch vụ thiết kế chíp hàng đầu khu vực và thế giới. Với hướng đi dài hạn, bài bản từ đào tạo cơ bản tới chuyên sâu, mở rộng và nâng cao kĩ năng (upskill), tiếp nối là thực hành, thực tập, giải các bài toán thực tế theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Mô hình này sẽ là vườn ươm tạo ra các nhân sự có năng lực của các kiến trúc sư, tổng công trình sư trong ngành, góp phần hoàn thiện tháp nhân lực Việt Nam về bán dẫn.

Ngài Marc Evans Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại buổi tham quan và làm việc tại Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn Phenikaa.

Để phát huy sức mạnh liên hợp trong ngành công nghiệp bán dẫn, Phenikaa kết nối và hợp tác với các đối tác công/tư uy tín trong nước và quốc tế là các tổ chức nhà nước, các trung tâm/ viện, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực vi mạnh bán dẫn. Chuyến thăm quan và làm việc của Ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại PSTC vừa qua đã một lần nữa khẳng định những nỗ lực của PSTC trên hành trình đưa vi mạch bán dẫn của Việt Nam ghi danh trên bản đồ công nghệ thế giới. “Chúng tôi rất vui mừng khi Phenikaa đã có những bước tiến để phát triển quan hệ đối tác với các trường đại học tại Đại học của Hoa Kỳ như Đại học bang Michigan, Đại học bang Ariiona, cũng như quan hệ hợp tác với các công ty Hoa Kỳ, điển hình như Synopsys. Những mô hình hợp tác và đối tác mang tính hiệp lực này sẽ mở đường cho mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, giúp hai nước chúng ta không chỉ củng cố mối quan hệ kinh tế mà còn giúp đa dạng hóa và củng cố chuỗi cung ứng, nhằm đảm bảo rằng Việt Nam là một trung tâm quan trọng về sản xuất bán dẫn và các sản phẩm công nghệ cao khác và đảm bảo rằng hai quốc gia chúng ta đều hướng tới tương lai thịnh vượng, hòa bình và ổn định.”- Ngài Marc Evans Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại buổi tham quan và làm việc tại Trung tâm Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn Phenikaa.

Với tiềm năng và lợi thế vững chắc của mình trong hệ sinh thái vi mạch bán dẫn, đồng thời không ngừng thúc đẩy hợp tác, liên kết cùng các đối tác hàng đầu, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và quốc tế; PSTC mở ra cơ hội việc làm, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp thế hệ trẻ trong thị trường vi mạch bán dẫn tại Việt Nam khẳng định chỗ đứng của mình trong tháp nhân lực bán dẫn toàn cầu.

Trung tâm Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn – Trường Đại học Phenikaa (Phenikaa Semiconductor Training Center – PSTC) là một trong những đơn vị chiến lược của Tập đoàn, là một mắt xích quan trong trong Hệ sinh thái Tập đoàn Phenikaa trong lĩnh vực công nghệ.

Trung tâm có chức năng nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn; chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực, kiên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo về thiết kế vi mạch, bán dẫn, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực và thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

Trung tâm cung cấp các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng (upskill) từ 3 – 12 tháng cho các mảng: thiết kế Chip số, thiết kế chip tương tự và Mixed-Signal, đào tạo sản xuất, đóng gói Chip và đo kiểm…